4 bí quyết làm đẹp da của mỹ nhân Trung Quốc
Nghiên cứu của hiệp hội y khoa Trung Quốc đã chỉ ra 4 phương cách phổ biến giúp phụ nữ nước này duy trì được làn da khỏe mạnh và trắng sáng theo thời gian.
6 tác dụng làm đẹp bất ngờ của dầu xả
Dầu xả không chỉ có tác dụng với mái tóc của bạn mà nó còn nhiều tác dụng làm đẹp hữu hiệu khác.
Dương Yến Ngọc chia sẻ bí kíp chăm sóc da
Dương Yến Ngọc tiết lộ, cô thường xuyên dùng collagen để chống lão hóa và để làn da trắng sáng hơn.
Làm bạn với nước chanh có làn da đẹp
Nước chanh có tác dụng loại bỏ tế bào chết, tạo nên vẻ đẹp trắng sáng cho làn da.
Tour du lịch Đảo Phú Quốc
Xem thêm tại: du lich phu quoc, tour du lich phu quoc
Đảo Phú Quốc – một hòn đảo du lịch xinh đẹp, vốn được mệnh danh là thiên đường rực nắng. Phú Quốc là điểm đến du lịch thú vị , đến với Phú Quốc là đến với thiên nhiên hoang sơ và hơn hết là để chinh phục vùng đất tận cùng xa xôi của đất nước.
Hệ sinh thái dưới biển của Phú Quốc thật sự là bức tranh phong phú đầy màu sắc của các rặng san hô hòa mình với những loài sinh vật biển ẩn dưới nắng xuyên qua làn nước trong xanh đang chờ Quý khách tự trải nghiệm và khám phá, cùng những dịch vụ chất lượng tốt nhất dành cho Quý khách được cam kết từ Cabaret Travel.
Đăng ký tour du lịch phú quốc tại Cabaret Travel, Quý khách nhận ngay ưu đãi hấp dẫn từ chương trình
TOUR CHẤT LƯỢNG – QUÀ HẤP DẪN
Mua theo group 2 khách, tặng 1 coupon trị giá 500,000 VNĐ đến ăn tại nhà hàng Ngọc Sương.
Gà xào sả ,gừng
Gà xào sả ,gừng.
Nguyên liệu làm món" Gà xào sả ,gừng".
- 1 con gà giò - 1 củ hành tây - 1 củ gừng - 3 tép sả - 2 muỗng canh giấm - Vài tép tỏi.
Cách làm làm món "Gà xào sả ,gừng".
- Sả xắt mỏng, giã nhỏ. Gừng thái chỉ cho vào hai muỗng giấm. Củ hành xắt theo bề dài. Tỏi đập dập bằm nhỏ. Gà làm sạch, để cho ráo nước rồi chặt miếng bằng 2 ngón tay.
- Đặt xoong lên bếp, để lửa riu riu. Cho tỏi, mỡ, hành, sả vào xào gà cho săn. Cho giấm gừng vào trộn đều, nêm một muỗng rưỡi nước mắm, cho chút nước sôi. Đậy vung cho gà mềm.
- Dọn ra đĩa bàn, trên mặt để ngò.
Thăm chùa Địa Ngục
Với người Hà Nội, Tam Đảo là một địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng để nghỉ ngơi sau một tuần làm việc vất vả.
Không khí mát mẻ, trong lành nơi đây sẽ làm bất cứ cái đầu đầy khói bụi thành phố nào cũng được thư giãn và tái tạo sức sáng tạo một cách thần kỳ. Chẳng phải tự nhiên mà người ta còn ví Tam Đảo như một Sapa dưới đồng bằng.
< Những con đường dẫn đến chùa khi qua rừng rậm, lúc qua rừng trúc...
Tuy nhiên, dân bụi thì lại khác, họ không tìm chốn bình yên và mong ngóng nghỉ dưỡng ở thị trấn mà háo hức khám phá những điều bí mật ẩn sâu trong Vườn quốc gia Tam Đảo.
Từ Hà Nội, chỉ sau khoảng 2 giờ chạy xe là chạm đến khu vực Tam Đảo. Đi tiếp qua thị trấn, đến trạm kiểm lâm vườn quốc gia rồi gửi xe và bạn sẽ có một chuyến phiêu lưu mini đầy kỳ thú đến chùa Địa Ngục và rừng Ma ao Dứa.
< Chùa Địa Ngục bao quanh bởi rừng im lìm và đâu đó lất phất bùa yểm.
Hãy chuẩn bị hành trang gọn nhẹ để đi bộ qua khoảng 12km đường rừng bắt đầu từ trạm kiểm lâm để đến Địa Ngục. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì hiếm có ngôi chùa nào mà đường đi vào lại khiến người ta cảm thấy lạnh sống lưng đến vậy.
Đường cứ hun hút dài, cứ lãng đãng như sương trước mặt và thiếu nắng làm cái rợn rợn lan trong không khí, trong từng tiếng vang của bước chân người nhịp đều. Không chỉ thế, trên những thân cây lại phấp phới những tờ bùa giấy vàng chữ đỏ càng làm khung cảnh thêm rờn rợn liêu trai.
< Đến chùa, bạn đừng quá ngạc nhiên vì vẻ đơn sơ của nó.
Cũng chính vì thế nên hiện nay, rất ít người biết tới ngôi chùa này. Có lẽ chỉ có dân bụi, dân phượt mới hứng thú với những khó khăn vất vả khi đi vào chùa mà thôi.
Tuy nhiên, đi qua những con đường mòn nhỏ hẹp, hai bên cây cối um xanh và vắng tiếng người, thừa tiếng của rừng. mỗi người sẽ tự chiêm nghiệm được nhiều thứ. Hết rừng trúc lại nối tiếp những cây gỗ lớn với tiếng chim, tiếng lá cây lạo xạo, tiếng thú di chuyển cũng cho bạn cảm giác gần thiên nhiên hơn bao giờ hết.
Người ta không biết chùa được xây cất từ năm nào nhưng theo cuốn Kiến Văn Tiểu lục của Lê Quý Đôn mô tả thì chùa là một khối kiến trúc vuông vức, mỗi cạnh dài khoảng một trượng, các tường bao quanh chùa đều bằng đá.
< Chùa có chiếc chuông nặng đến 2,2 tấn và chỉ vang tiếng 2 lần/ngày.
Thường ngày hai cánh cửa ra vào khóa kỹ bằng một khóa sắt lớn và trong khuôn viên có đặt viên đá ghi rõ: Địa Ngục tự (tức chùa Địa Ngục).
Chùa Địa Ngục không phải chỉ có cái tên ghê rợn mà không khí xung quanh cũng kỳ lạ. Có lẽ do được bao bọc bởi rừng cây, đường đến lại khó, ít khách vãng lai nên lặng lẽ và thâm trầm đến vậy.
< Chùa giữa rừng, vừa thâm trầm, vừa lặng lẽ nhưng vẫn rất thanh tịnh, hiền lành và sạch sẽ.
Nghe nói, chiếc chuông chùa ở đây có khối lượng 2,2 tấn, là một trong những chiếc chuông lớn nhất Việt Nam hiện nay. Và chuông chùa Địa Ngục chỉ vang lên hai lần mỗi ngày vào 19 giờ và 5 giờ.
Khi đến chùa mới biết những lá bùa là để yểm cho du khách đi đường an toàn, không lạc hồn giữa rừng Ma ao Dứa. Đến chùa sẽ được nghe nhiều chuyện ly kỳ và không kém phần rùng rợn về rừng Ma, ao Dứa. Cái thực thực hư hư càng làm cho khu rừng nơi đây có sức hấp dẫn lạ kỳ nhưng cũng làm người ta thấy e ngại và kiêng dè.
Không quá vất vả, không quá mất thời gian cho một cung trekking cuối tuần, Tam Đảo với chùa Địa Ngục, rừng Ma ao Dứa là một lựa chọn hợp lý cho các bạn ưa khám phá nhưng ít thời gian.
Phượt ký của Keeng (iHay.Thanhnien)
Du lịch, GO!
Huyền bí nơi phát tích đạo Phật VN
Thung lũng Vàng ở Đà Lạt
Dừng xe mua vé, tiếp tục đi trên con đường như êm ru vừa mới được làm xong vào đầu năm 2013, khách bắt đầu chìm trong cảm giác thênh thang giữa một rừng thông được gìn giữ, và đã thấynhững đôi uyên ương đang chụp ảnh cưới.
Hình ảnh chụp ảnh cưới có rất nhiều khi đi sâu vào trong Thung lũng Vàng, vì có thể thấy ở nơi này có sự pha trộn giữa hồ nước, sự mênh mông của đồi thông và sự tạo cảnh quan hoa cỏ đã làm nức lòng người tìm đến. Ở nơi này là một thảm xanh tuyệt vời rộng đến 170 hecta, và có 20 hecta trở thành điểm du lịch gây ấn tượng cho chính người Đà Lạt và du khách.
Thung lũng Vàng chính thức hoạt động từ năm 2005, cách Đà Lạt 15 km theo hướng Tây Bắc, nằm bên cạnh hồ Đankia. Trước năm 2005, nơi đây chỉ là nơi điều hành Nhà máy nước Dankia - Suối Vàng. Đất đai tốt tươi, tâm hồn lãng mạn đã khiến cho công nhân ở đây gây dựng vườn hoa, tạo không gian cây cảnh, vườn thực vật. Rồi người người tò mò tìm đến tận hưởng. Sự phát triển không gian xanh nơi đây cứ thế nhân lên cho đến nay trở thành điểm đến trong bản đồ du lịch của thành phố ngàn hoa.
Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi chính là đồi thông. Đồi thông ở bên phải Khu du lịch, bên dưới là dòng suối. Những cây thông cao thẳng, đẹp đến độ ai cũng phải bắt đầu cuộc hành trình của mình là tới rừng thông chụp ảnh, hoặc chỉ cần ngồi trên cỏ nghe gió ru, nhặt ít trái thông đem về làm kỷ niệm.
Sự sắp đặt một không gian rong chơi ở đây khiến cho du khách cứ thế mà để đôi chân mình theo từng phiến đá dẫn đường mà đi. Nếu ngọn đồi bên phải là rừng thông trọn vẹn thì ngọn đồi bên trái được tạo cảnh, rễ thông trườn ra trên đất đỏ như để chân người bám theo mà leo lên tận cùng.
Giữa vườn hoa cẩm tú cầu khoe sắc tím, biểu tượng Nẻo về của ý (theo một cuốn sách của Thích Nhất Hạnh) với những bánh xe lăn, vòng xích sắt nổi bật lên.
Hoa và cây cảnh ở Thung lũng Vàng là bộ sưu tập dày công. Đó là những cây cổ thụ, rừng Mai Anh Đào rực rỡ vào mùa xuân, những giàn lan rũ thả xuống không gian, những tiểu cảnh hoa cho người nép mình làm duyên, cả những cây phong độc đáo mang về từ Canada mà rất nhiều người lần đầu tiên nhìn thấy.
Cây Bồ đề cổ thụ 300 năm tuổi thành cây bồ đề độc nhất ở Đà Lạt, đến cây Vương tùng 75 tuổi… Một loại cây khác mà có cơ hội người dạo chơi mới được nhìn thấy nở hoa là 23 cây phượng vàng đã 2 năm tuổi, còn 5 năm nửa mới bắt đầu ra hoa. Thật ra thì không thể liệt kê các loại hoa ở Thung lũng Vàng, ở đây như bộ sưu tập kỳ hoa dị thảo mà chỉ riêng vườn hoa hồng cũng đủ làm ngẩn ngơ bao bước chân đi.
Trở lại chuyện đi lên ngọn đồi từ Nẻo về của ý, là gặp một con thác nhân tạo, một chiếc cầu gỗ và bao quanh là hoa. Nơi này thu hút khá đông các bạn trẻ tới thuê trang phục, hóa trang thành các cô dân tộc để chụp ảnh. Dòng suối chảy nhẹ nhàng xuống bên dưới, khiến cho lòng cảm giác lạ. Nước từ suối này đổ xuống và chia thành hai dòng chảy có tên Tĩnh và Động. Cứ thế mà chảy xuống tận lũng bên dưới, nơi đó dòng nước làm xoay bánh xe nước khổng lồ, đang nép bên rừng Mai Anh Đào hồng thắm.
Ở Thung lũng Vàng, khó định hướng sẽ đến đâu. Cứ theo hoa, theo cây cỏ mà đi. Thỉnh thoảng dừng lại giữa một khóm hoa mà chụp ảnh, tò mò nhìn cây phong chưa tới mùa nhuộm lá vàng. Tới hồ Lưỡng Nghi nhón chân bước trên những phiến đá tròn vượt qua. Cỏ cây ở đây lạ, làm cho lòng người nhẹ hẳn đi. Như vườn lan có trên 200 giống lan quý của núi rừng Tây Nguyên và một số nước trên thế giới, vườn sưu tập các giống hoa đỗ quyên của Úc, Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc… cả một từng tùng xanh xinh đẹp, để rồi ngập ngừng qua cầu treo hay tần ngần đứng trước bộ sưu tập bonsai tuyệt vời.
Thung lũng Vàng là một không gian cây cỏ đạt đến độ làm cho chân người tìm tới cảm thấy như hòa trộn cùng thiên nhiên. Đó là một điểm nhấn đẹp, khác hẳn với những nơi đã từng đến ở Đà Lạt.
Theo Khuê Việt Trường (báo Petrotimes)
Du lịch, GO!
Thung Lũng Vàng - điểm đến lý tưởng
Vượt đèo Tà Nung đi Nam Ban
Đường đèo Tà Nung cũng chính là một phần tỉnh lộ 725 nối liền thành phố Đà Lạt với huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng). Do đường đi qua làng Tà Nung nên người ta lấy tên làng đặt cho tên đường. Từ trung tâm thành phố Đà Lạt chạy qua thác Cam Ly, thêm một đoạn đến ngã 3 Suối Vàng sẽ thấy nhánh rẽ trái có biển chỉ dẫn đi Tà Nung.
< Mùa dã quỳ.
Con đường dài gần 30 cây số, uốn lượn như một dải lụa mềm vắt lưng chừng núi. Một bên là đồi núi cao, một bên là vực thẳm đầy những rặng thông vài chục năm tuổi. Khi mùa mưa vừa đi khỏi cao nguyên, hoa quỳ nở vàng rực suốt tuyến đường nên đường Tà Nung còn được gọi là 'đường Dã Quỳ'.
Đèo Tà Nung có nhiều khúc ngoặt quanh co như rắn bò nhưng du khách vẫn mải mê ngắm cảnh, chụp hình. Càng khúc khuỷu, cung đường càng gợi sự thích thú, tò mò cho du khách.
< Trên đèo Tà Nung.
Đi trên cung đường này, nếu muốn thỏa sức ngắm cảnh và dừng lại bất cứ nơi nào thì nên đi bằng xe gắn máy. Mùa cuối năm, con đường sương giăng suốt cả ngày. Có khi là những vệt lờ mờ kéo ngang đường, có khi lại lãng đãng, mong manh. Vào sáng sớm hay chiều tà, sương càng dày hơn và tiết trời càng lạnh thêm.
Hết đèo thì đến Tà Nung, du khách sẽ ghé qua ngôi làng ươm tơ dệt lụa. Ngày nay, không còn nhiều gia đình sống bằng nghề dệt nhưng bà con vẫn nuôi tằm, ươm tơ, bán lại cho những xưởng dệt quy mô hơn.
Nghề tơ tằm theo chân các cư dân phía Bắc di cư vào Nam. Họ dừng chân ở cao nguyên này, khởi nguyên và phát triển nghề tơ tằm. Dù Bảo Lộc mới chính là nơi nghề tơ tằm và dệt lụa phát triển mạnh nhất, nhưng du khách vẫn thích gọi cung đường Tà Nung là "con đường tơ lụa". Ở đây, nghề tơ tằm lan rộng và cư dân bản địa - phần lớn là người K’ho cũng học nghề và lưu truyền đến nay.
Đi vào làng, rất dễ tìm thấy những ngôi nhà ươm tằm lấy tơ như một nghề để sinh sống. Hiện nay, tơ sợi công nghiệp ồ ạt phát triển, lấn át tơ sợi thủ công nhưng nghề tơ tằm ở địa phương vẫn trụ vững vì sản phẩm họ làm ra có giá trị kinh tế cao, không bị tồn đọng. Thú vị nhất là nghề tơ tằm cao nguyên phát triển thêm một bậc khi trong tranh thêu tay XQ, các nghệ nhân đã khéo léo kết hợp những sợi tơ tằm, tạo thành những bức tranh thêu tuyệt đẹp, có bức có giá lên đến vài chục ngàn đô la Mỹ.
< Dòng thác Vọng ở Tà Nung.
Tà Nung còn có dòng thác Vọng mà người địa phương còn gọi là thác Cửa Thần hay gọi đơn giản là thác Ba Tầng. Theo bảng chỉ dẫn trên TL725, khách sẽ qua con đường đất rộng để đến thác. Độ cao của thác chừng mươi mét, ngày đêm cuồn cuộn xối xả tạo nên một dòng suối bạc trắng nhìn tựa như chòm râu của vị thần. Tại phía bên trái đỉnh thác Cửa Thần; từ khu rừng nguyên sinh có một nhánh suối dẫn nước về hòa nhập dòng suối chính. Nguồn nước trong lành thả mình dạt dào trên nền đá hoa cương được thiên nhiên sắp xếp thành ba tầng,người Srê gọi là Liang Pe Knũ - tức là thác Ba tầng.
< Dế nuôi tại trại.
Chạy thêm dăm cây số nữa, khách sẽ đến xã Mê Linh, nơi có những điểm tham quan thú vị. Đó là trại nuôi dế Thiện An rộng hàng trăm mét vuông ở thôn 2, xã Mê Linh. Nhiều du khách tỏ ra rất thích thú khi tận mắt nhìn thấy những thùng nuôi dế, tìm hiểu cách cho dế ăn và nghe tiếng dế kêu râm ran. Sau khi xem, du khách còn được thưởng thức món dế chiên giòn béo ngậy.
< Một đoạn đèo Tà Nung.
Cách trại dế Thiện An không xa là một điểm tham quan khác cũng được nhiều du khách ưa chuộng, đó là cơ sở nấu rượu gạo Kiết Tường. Dù đã quá trưa nhưng trong khu vực nấu rượu thơm nồng vẫn có hàng chục du khách nước ngoài. Khách sẽ chăm chú nghe hướng dẫn viên nói về các công đoạn để hoàn thành một mẻ rượu như vo gạo, nấu cơm, ủ men, chiết rượu thành phẩm. Sau khi tham quan khu nấu rượu, du khách còn có thể ăn thử cơm rượu, uống rượu gạo miễn phí.
< Nhìn từ đỉnh đèo.
Rời Mê Linh, ta đến thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà. Từ lưng chừng núi nhìn xuống, du khách thấy thấp thoáng những nóc nhà tranh ẩn mình trong những rặng cây mờ ảo trong làn sương khói. Nam Ban có dòng thác Voi (còn gọi là thác Liêng Rơwoa) tuyệt đẹp với chiều rộng khoảng 40m, chiều cao hơn 30m. Dưới chân thác có những tảng đá như chú voi con nên có tên gọi là thác Voi.
< Thác Voi ở Nam Ban.
Thác Voi ngày đêm ầm ầm đổ nước tạo nên những âm thanh như tiếng gầm của thú rừng. Đây là một trong số ít thác còn giữ được nét hoang sơ của miền đất Tây Nguyên. Năm 2001 thác Voi đã được công nhận là di tích - thắng cảnh quốc gia.
Tại Nam Ban cũng có một xưởng dệt nhỏ khép kín từ lấy tơ đến dệt thành phẩm lụa tơ tằm. Đó là cơ sở ươm tơ Cường Hoàn, thị trấn Nam Ban, Lâm Hà đã có từ hơn chục năm nay.
Dù đây là cơ sở kinh doanh nhưng khách vào tham quan, chụp hình thoải mái. Khách còn có thể trò chuyện với những người thợ, nghệ nhân trong xưởng để tìm hiểu về các công đoạn từ khâu lấy kén, kéo sợi, sấy khô sợi tơ rồi dệt thành vải, nhuộm màu. Những người thợ ở đây vừa chăm chú làm việc vừa trò chuyện với du khách rất thân thiện.
< Đèo Tà Nung thanh lặng...
Đà Lạt với cao nguyên Lang Bian hùng vĩ mà thơ mộng. Đà Lạt với đèo Prenn, đèo Mimosa hay đèo Dran nguy hiểm bởi dốc đứng và quanh co. Lại có con đường đèo Tà Nung khúc khuỷu cùng những khúc cua quăn queo nguy hiểm. Nhưng với khách lãng du, những khúc quanh ấy như dải lụa mềm vắt ngang bức tranh thiên nhiên thơ mộng, cũng là nơi chốn tham quan của bạn một ngày không xa - đúng không nào?
Du lịch, GO!
Nem chua Thanh Hóa
Với nhiều bí quyết gia truyền cùng với sự tìm tòi, sáng tạo nhiều nghệ nhân đã tạo ra những chiếc nem nhỏ nhắn, xinh xắn gói trong mình hương vị rất riêng của xứ Thanh. Tạo nên sức hấp dẫn đến kỳ lạ thỏa mãn được khẩu vị của nhiều người. Để rồi khi đặt chân lên mảnh đất xứ Thanh du khách không quên dừng chân bên đường mua vài bịch nem chua làm quà cho bạn bè cùng người thân.
Làm nem chua đã trở thành nghề truyền thống và là niềm tự hào của người dân xứ Thanh. Xuất hiện từ những thập niên 70 của thế kỷ trước, trải qua mấy chục năm, nghề làm nem càng ngày càng phát triển với nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh và số lượng nem cung cấp cho nhu cầu thị trường ngày càng lớn. Riêng với người dân xứ Thanh thì nem chua là món ăn không thể thiếu trong các ngày lễ tết và cũng là món quà kết tình thâm giao với mọi người.
Nem ngon là phải có độ lên men vừa đủ tạo độ chua rôm rốp, nem phải chắc, khi ăn có độ giòn, màu sắc phải tươi… Để làm ra được những chiếc nem tuyệt ngon ấy, người nghệ nhân phải có thâm niên trong nghề, quan trọng nhất là việc chế biến, nêm gia vị và có bí quyết riêng.
Nem được làm bằng thịt lợn nạc được lọc kỹ để bỏ gân, đem thái thật mỏng cho vào cối giã nhỏ mịn. Giã thịt là khâu đòi hỏi kỹ thuật công phu và sức khỏe, phải giã thật nhanh, thật đều. Thành phần chủ đạo thứ hai là bì lợn được cạo thật sạch, luộc chín thái chỉ nhỏ như miến sợi. Bì lợn đã thái nhỏ đem trộn với thịt nạc xay, nêm muối tinh rang khô, nước mắm ngon, mì chính hạt tiêu và thính.
Thính là thành phần quan trọng làm nên hương vị riêng của từng loại nem. Cách tra thính nhiều hay ít, sớm hay muộn cũng là bí quyết riêng của từng nhà nem. Tất cả được ủ một thời gian để lên men. Sau đó thịt được vê tròn thành từng viên hình trụ hoặc tròn. Người làm nem khéo léo lót một nhánh lá đinh lăng bánh tẻ nhỏ rồi dùng lá chuối gói lại sao cho chặt và kín. Đáp ứng khẩu vị của thực khách đặt hàng, nem chua còn được lót đôi ba lát tỏi và ớt thái mỏng.
Nem chua xứ Thanh thường được chấm với tương ớt, các vị ngọt - chua – cay và mùi lá đinh lăng hoà quyện vào nhau đã tạo ra một món ăn chẳng dễ gì mà quên được.
Theo Trang Huyền (Báo Đại Đoàn Kết)
Du lịch, GO!
Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014
Thiết kế không gian nhà hàng.
Thiết kế không gian nhà hàng.
Thiết kế không gian là nội dung căn bản nhất khi thiết kế nhà hàng. Kết cấu và vật liệu cấu thành không gian, lấy ánh sáng và chiếu sáng hiển thị không gian, trang trí làm cho không gian tăng màu sắc. Khi thiết kế, phải để không gian dung nạp con người, để bố trí của không gian cảm hóa con người.
►Không gian và cảm nhận của con người .
-Hình thức không gian khác nhau có phong cách và không khí khác nhau
-Không gian hình học chặt chẽ hợp quy cách như vuông, tròn, bát giác..v..v.., tạo không khí đoan trang, ổn định, yên tĩnh, trang trọng.
-Hình thức không gian không quy tắc tạo cho con người cảm giác về bầu không khí tùy ý, tự nhiên, trôi chảy, không hạn chế.
-Không gian kiểu mở tạo cho con người cảm giác về bầu không khí tự do, lưu thông, cởi mở.
-Không gian cao vút, khiến cho con người cảm thấy cao quý, trang nghiêm, thần bí.
-Không gian thấp, khiến con người cảm thấy ấm áp, thân thiện, giàu tình người.
►Không gian khác nhau có cảm nhận khác nhau.
-Không gian khác nhau có thể tạo ra cảm nhận tinh thần khác nhau.
-Khi xem xét và lựa chọn không gian, phải yêu cầu thống nhất chức năng của không gian, yêu cầu sử dụng và cảm nhận tinh thần.
-Cùng một không gian, sử dụng phương pháp xử lý khác nhau, sẽ tạo cho con người cảm nhận khác nhau.
Trong thiết kế không gian thường xuyên sử dụng những phương pháp có hiệu quả, để đạt được hiệu quả thay đổi không gian trong phòng. Ví dụ: một không gian quá cao có thể thông qua lắp đặt gương, sử dụng đèn treo..v..v.., khiến cảm nhận không gian thấp lại thân thiết; Một không thấp, có thể thông qua vận dụng thêm đường nét, khiến con người cảm thấy dễ chịu, khoáng đạt, không ức chế.
Với kinh nghiệm setup nhà hàng của đội ngũ nhân viên hiện nay chúng tôi tin rằng sẽ ứng được các yêu cầu của quý khách hàng.
Nguồn :http://setupnhahang.bepchien.com/Thiet-ke-khong-gian-nha-hang
40 năm Hoàng Sa...
< Bãi biển Bạch Quy đẹp như thiên đường.
Hoàng Sa được chia làm hai nhóm đảo là nhóm đảo An Vĩnh và nhóm đảo Lưỡi Liềm. Có tài liệu chia quần đảo làm ba phần, trong đó ngoài hai nhóm trên thì còn có một nhóm nữa gọi là nhóm Linh Côn.
Hoàng Sa được ví như những như dải cát vàng trải dài, nước quanh đảo lúc thì xanh như mạ non, lúc lại ửng màu thanh thiên trong vắt. Từng đợt sóng lăn tăn đuổi nhau vào bờ, tạo nên một không gian thanh bình, yên ả đẹp như cõi mộng giữa biển khơi.
Hầu hết những người đã đặt chân đến Hoàng Sa đều có chung cảm nhận, Hoàng Sa giống như thiên đường chốn trần gian.
< Ông Phạm Thoại Tuyền (sống tại Lý Sơn) đang thắp hương trên ngôi mộ gió của ông tổ mình là chánh đội thủy binh…
Đôi nét về Hoàng Sa.
Mùa xuân năm Bính Thân 1836, vâng mệnh vua Minh Mạng, Phạm Hữu Nhật - Chánh đội trưởng thủy quân suất đội của triều đình nhà Nguyễn đã đem binh thuyền đi đo đạc, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Hoàng Sa.
Gia phả của họ Phạm ở Lý Sơn ghi rằng 200 năm trước, cai đội Phạm Quang Ảnh cùng 70 suất lính với năm chiến thuyền làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển và đo đạc thủy trình, tìm kiếm, khai thác những sản vật quý cung tiến triều đình. Rồi một lần, cai đội Phạm Quang Ảnh cùng hải đội của ông gặp bão biển và không trở về. Vua Gia Long đã thân chinh ra tận Lý Sơn làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ.
< Hải đăng Việt Nam trên đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc.
Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Chính phủ Pháp, nước ta bước vào thời kỳ Pháp thuộc. Trong khuôn khổ của những cam kết chung, Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều hành động cụ thể liên tục củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Ngày 15-6-1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévie ký Nghị định thành lập một đơn vị hành chánh tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Cũng trong năm 1938, một bia chủ quyền được chính quyền Pháp dựng lên, một hải đăng, một trạm khí tượng ở đảo Hoàng Sa (Pattle), một trạm khí tượng khác ở đảo Phú Lâm (lle Boisée), một trạm radio TSF trên đảo Hoàng Sa (Pattle); cùng một bia chủ quyền, một hải đăng, một trạm khí tượng và một trạm radio TSF tương tự trên đảo Ba Bình (ltu Aba). Tháng 6-1938, một đơn vị lính bảo an Việt Nam tới đồn trú ở Hoàng Sa.
< Đào giếng tại Hoàng Sa năm 1938 trong thời gian chính quyền bảo hộ Pháp tại Đông Dương thực thi chủ quyền trên quần đảo này.
Ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, bắt lính Pháp đồn trú ở quần đảo Hoàng Sa làm tù binh. Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật rút khỏi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và một phân đội lính Pháp đã đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza lên thay thế quân Nhật từ tháng 5-1945, nhưng đơn vị này chỉ ở đây vài tháng. Trong thời gian từ 20 đến 27-5-1945, Đô đốc D'Argenlieu, Cao ủy Đông Dương cũng đã phái tốc hạm L'Escamouche ra nắm tình hình đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đến khi thua trận rút khỏi Đông Dương, chính phủ Pháp cũng đã bàn giao quyền quản lý vùng biển này lại cho chính phủ Miền Nam do Pháp dựng lên nhưng cũng thuộc Việt Nam.
Nhớ Hoàng Sa ngày ấy
Tháng 2-1958, ông Ngô Tấn Phát nhận nhiệm vụ đi công tác tại Hoàng Sa theo nhiệm kỳ ba tháng. Các đồng nghiệp của ông trong Nha Khí tượng Sài Gòn lúc đó cũng đã từng mỗi người ra đảo vài lần, cứ đến lượt là đi. Mới ngoài đôi mươi, vừa được nhận vào làm quan trắc viên, lại chưa biết gì về đảo Hoàng Sa nên ông Phát hăng hái đi ngay. Không ngờ chuyến đi đó đã gắn bó với ký ức của ông suốt phần đời còn lại. Ông yêu công việc này, yêu quần đảo mà ông mới sống cùng nó ba tháng, cho nên khi hết nhiệm kỳ ông đăng ký ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa.
“18 lần ra làm việc tại Hoàng Sa là quãng đời đẹp nhất của tôi”, ông Võ Như Dân nói như vậy. Kỷ vật quí giá trong những ngày sống ở Hoàng Sa từ những năm 1960 mà ông còn gìn giữ đến bây giờ là cái vỏ ốc tai tượng to bằng quả bóng, ông mang từ Hoàng Sa về phơi khô, đẽo và vẽ thêm vài chi tiết, nối dây điện vào làm thành chiếc đèn trang trí độc đáo. Bao nhiêu năm qua ông đặt chiếc đèn vỏ ốc ấy trang trọng trong tủ kính ở phòng khách để hằng ngày nhớ về những ngày ở đảo.
< Ảnh quần đảo Hoàng Sa với những cơ sở quân sự, khí tượng của Việt Nam năm 1968.
Ông Năm Miễn (Phạm Văn Miễn) dù đã 82 tuổi cũng mong mỏi có dịp trở lại Hoàng Sa một chuyến để ông trở lại với những năm tháng làm việc ở đó. Bởi ông Miễn là người ra làm việc lâu nhất ở Hoàng Sa: 18 năm! Trong 18 năm (1956-1974) làm việc ở Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng, năm nào ông Miễn cũng có mặt ở Hoàng Sa, có năm ra đôi ba đợt. Hoàng Sa nằm trên vùng biển rộng 15km², gồm 40 đảo đá, cồn san hô và bãi đá ngầm, đảo lớn nhất dài 900m, rộng 700m, song với ông Miễn thì hầu như thuộc lòng quần đảo ấy.
Ông Trần Hòa (58 tuổi, trú thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam) thuộc lứa những người ra đảo những lần cuối cùng kể lại, tháng 10/1973, khi ông chưa đầy 20 tuổi đã được Bộ chỉ huy Tiểu khu Quảng Nam trao Sự vụ lệnh ra đảo Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh cho sĩ quan, binh lính thuộc trung đội Hoàng Sa và các nhân viên khí tượng.
Lần đầu ra đảo cái cảm giác háo hức dần dần bị xâm lấn bởi sự lo lắng. Nhưng rồi, vừa nhìn thấy bóng dáng đảo sau ánh bình minh, ai cũng ôm nhau cười mãn nguyện. Tôi thật sự choáng ngợp và reo lên ôi quê hương ta đẹp biết bao. Toàn cảnh Hoàng Sa như một dải cát vàng lộ thiên giữa biển nước” – ông Hòa nhớ lại.
Ấn tượng đầu tiên về Hoàng Sa của nhân chứng Nguyễn Văn Dữ (59 tuổi, trú phường Thọ Quang, Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) là quần đảo có một bãi cát trải dài như chiếc thảm khổng lồ và sạch đến vô cùng. Từ Hoàng Sa hướng mắt ra bốn phía ngoài thấy một vùng biển xanh mênh mông như ngọc. “Hoàng Sa trong tôi những buổi sáng mai hay sau những chiều nhạt nắng, tôi nghe những con sóng thì thầm cùng những làn gió từ biển thổi đến man mát như tiếng của người yêu, em đợi anh về” – ông Dữ thổn thức.
Với ông Nguyễn Tấn Phát, nhân viên quan trắc Đài khí tượng Sài Gòn, bình minh trên quần đảo Hoàng Sa là thời khắc huy hoàng nhất trong ngày. “Chúng tôi thấy mặt trời đỏ rực, to và rất gần. Nắng lên một chút, nước biển ven bờ xanh một màu ngọc bích đẹp lạ lùng, xa xa hơn một chút nữa màu xanh dương rồi tới xanh lục. Chiều chiều rảnh rỗi chúng tôi bơi ra xa lặn xuống xem những rạn san hô với cá đủ màu sắc...” – ông Phát nói.
< Sói biển Mai Phụng Lưu ở ngư trường Hoàng Sa.
Đặc biệt nhất tại Hoàng Sa là cá. Cá nhiều vô kể, nhất là cá mú. Lính đảo cùng các nhân viên khí tượng sống nhờ nguồn thực phẩm khá dồi dào tại Hoàng Sa. Cá, ốc, mực, bạch tuộc, chim... Những người đã sống và làm việc tại Hoàng Sa kể lại, chỉ cần quăng câu chừng vài phút là được gần cả chục con cá mú, cá khế, cá xanh xương... mà con nào con đó nặng trên 5 – 7 kg.
Ông Nguyễn Văn Đức (trú quận 5, TP. HCM), ra nhận nhiệm vụ đo đạc khí tượng thủy văn ngoài Đảo tháng 10/1969 kể lại:"Vui nhất phải kể đến những lần câu cá và đánh bắt giờ rảnh rỗi. Vì là đảo san hô nên nguồn hải sản tại nơi đây rất phong phú. Những đoàn cá vào đây để ăn sinh vật nhỏ tại san hô. Trên đảo mỗi dọc san hô cá mú biển sống rất nhiều. Mỗi ngày một người câu được ít nhất 50 con cá mú biển. Chúng tôi thường ăn không hết, nên phơi khô để làm quà mang vào đất liền…".
Ông Lê Lan (60 tuổi, phường Sơn Phong, TP. Hội An, Quảng Nam) lần ra công tác Hoàng Sa năm 1971 từng câu được con cá khế nặng 15 kg. Ở Hoàng Sa, còn có những con rùa to 2 người đứng trên lưng rùa vẫn bò đi được.
'Sói biển' Mai Phụng Lưu
Kề cận gần đây nhất, kà những chuyến cập đảo của thuyền trưởng Mai Phụng Lưu - người bốn lần bị Trung Quốc bắt, hai lần bị tịch thu tàu, một lần bị giam cầm tra tấn dã man ở đảo Phú Lâm... Vậy nhưng người ngư phủ đảo Lý Sơn được đồng nghiệp phong tặng danh hiệu "sói biển" vẫn không nhụt chí. Mặc dù từ năm 1974, quần đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng) bị phía Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhưng với người gần 30 năm lăn lộn ở ngư trường này như Mai Phụng Lưu, ông vẫn thường xuyên ghé lên đảo và thuộc từng vụng biển, từng bãi cát, từng hòn đảo như chính nhà mình.
< Hai cha con thành kính thắp nén hương trước khi xin phép thần linh xúc cát đảo Bạch Quy đem về cho bà con.
Đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa sau khi quần đảo bị TQ chiếm đóng trái phép, nhiều đảo đã từng in bước chân sói biển như cù lao Ông Già, đảo Cồn Đá Lồi, đảo Bạch Quy... Chỉ riêng trên cù lao Ông Già, ngư dân Mai Phụng Lưu có bốn lần ăn tết trên đảo này - nơi mà suốt bao năm gắn bó trên biển đã để lại trong ông nhiều kỷ niệm khó quên.
Nói đơn giản, ngư dân Lý Sơn đặt tên cho một hòn đảo nhỏ bằng đảo Bé ở Hoàng Sa là 'lao Ông Già' vì trước kia trên đảo có một ông già Trung Quốc sống một mình bí ẩn.
Mai Phụng Lưu kể: “Ông già rất hiền. Những lúc không có lính Trung Quốc đi tuần, tàu cá ngư dân Lý Sơn ghé đảo được ông chỉ dẫn những ngôi mộ người Việt để thắp hương, được ông dẫn đi xem những tấm bia cổ của người Việt và chỉ cách lượm trứng chim ngon trên cỏ để ăn”. Cách đây hơn 10 năm, ông già hình như đã mất. Rồi hai cặp vợ chồng Trung Quốc khác ra đảo sinh sống, ngư dân Lý Sơn thỉnh thoảng vẫn ghé vào nhưng bị theo dõi nghiêm ngặt lắm.
< Sói biển Mai Phụng Lưu đang nhặt trứng rùa biển trên Cù lao Ông Già.
Riêng Cồn Đá Lồi, ngư dân còn gọi là đảo Phạm Quang Ảnh vì đây là tên một cai đội xuất chúng trong Đội Hoàng Sa Bắc Hải dưới triều Nguyễn. Đây cũng là hòn đảo mà ông cho rằng sẽ luôn day dứt nếu không đến thăm. Là đảo nửa nổi, nửa chìm, khi nước thủy triều rút cạn thì đảo hiện ra như tấm thảm cát khổng lồ, ven đảo này có vô số loài hải sản quý sinh sống.
Hoàng Sa trong 30 năm bám biển của sói biển Mai Phụng Lưu là những hòn đảo nhỏ trắng xóa trứng chim biển, những rạn san hô đầy hải sâm, những ngôi mộ của người Việt trên Lao Ông Già, những tấm bia chủ quyền phai mờ sương gió… Nỗi nhớ đau đáu của các ngư phủ, của người dân Việt về một quần đảo đã được cha ông khám phá và gìn giữ từ ngàn xưa vẫn thôi thúc trong lòng. Ai chưa hề đặt chân đến chỉ có thể dõi theo qua những tấm ảnh đen trắng hiếm hoi từ thời Pháp, thời VNCH để đỡ nhớ!
Một cách khác nữa là mở bản đồ vệ tinh như Googlemap, Wikimapia rồi phóng lớn, săm soi để căm giận kẻ xâm chiếm trái phép và bành trướng các công trình quy mô... Còn chuyện nhìn tận mắt, day tận tay thì không thể trong thời điểm hiện nay.
Vậy nên trong bữa rượu chia tay lúc khuya ở nhà thông gia ngư dân Mai Phụng Lưu, anh Tâm Chánh đã tặng cho con trai Mai Phụng Lưu chiếc máy ảnh Panasonic Lumix DMC LX2 của anh. Và dịp này, người tặng cũng huấn luyện cấp tốc cách sử dụng máy ảnh ngay trong bữa rượu.
Rồi trong chuyến ra khơi tháng 8.2011, cha con 'sói biển' đã ghé lên đảo Bạch Quy, đảo Ông Già để xúc nắm cát trắng thiêng liêng đem về chia cho bà con trên huyện đảo Lý Sơn – quê hương Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa – cùng thờ phụng, tưởng nhớ tới cha ông đã nằm lại biển khơi, từ đó khắc cốt ghi tâm rằng đó là mạch đất máu thịt của Tổ quốc. Cũng chính nhờ chiếc máy ảnh này nên cha con ông đã lần lượt ghi lại những khoảnh khắc lưu lại trên đảo Bạch Quy và Cù lao Ông Già thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Vậy là hình cận cảnh của 2 đảo trong quần đảo Hoàng Sa không còn chỉ được thể hiện qua những ảnh xưa, qua những lời kể mà nó rõ mồn một qua những tấm ảnh màu... trên những hòn đảo mà ngày xưa nằm trong vòng quản lý của ta.
Sau đó, nhiều nhà báo đã đến xin và đăng những tấm ảnh này. Đó là những tấm hình duy nhất mà mọi người được nhìn thấy được Hoàng Sa qua ảnh chụp sau năm 1974. Một tháng sau, chúng tôi nhận được điện thoại của Phạm Anh báo rằng 'anh Lưu gửi tặng mấy anh một bao cát Hoàng Sa' anh Lưu lấy trong chuyến đi biển tiếp theo. Đó là cát mà ngư dân ở Lý Sơn vẫn lấy về để trong nồi hương thờ ông bà và những binh phu Hoàng Sa ngày Tết.
Hoàng Sa trong 30 năm bám biển của sói biển Mai Phụng Lưu là những hòn đảo nhỏ trắng xóa trứng chim biển, những rạn san hô đầy hải sâm, những ngôi mộ của người Việt trên Lao Ông Già, những tấm bia chủ quyền phai mờ sương gió. Hoàng Sa, nơi bao nhiêu năm lặn lội trên biển đã để lại trong ông nhiều kỷ niệm khó quên.
Nuôi chí giành lại Hoàng Sa (báo Thanh Niên):
Lịch sử Việt Nam cho thấy dù có 1.000 năm Bắc thuộc, đến cuối cùng ông cha ta cũng khôi phục lại được nền độc lập cho Việt Nam. Những điều đó thành hiện thực là do nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi, ngọn lửa ý chí được nuôi dưỡng và được truyền qua các thế hệ.
Mất đi Hoàng Sa vào năm 1974 (cũng như mất Gạc Ma vào năm 1988) cũng là lúc chúng ta đã mất đi vị trí chiến lược bảo vệ đất nước từ biển, mất đi những người con của dân tộc đã hy sinh trong những trận hải chiến ngày ấy và là nỗi đau lớn cho Việt Nam. Đó là bài học về một phần cái giá phải trả khi Việt Nam bị chia cắt ở trong thế yếu; lại bị các cường quốc lớn chi phối, kinh tế còn yếu kém, không có sự quan tâm và chuẩn bị đúng mức để bảo vệ được đảo.
Thực tế cho thấy, khi quần đảo đã bị Trung Quốc chiếm đóng, việc đòi lại Hoàng Sa đúng là một sự nghiệp lâu dài và khó khăn đòi hỏi người Việt phải giữ vững được ý chí và chuẩn bị chu đáo. Người Do Thái sau 2.000 năm mất nước đã trở lại được mảnh đất quê hương mình. Làm được điều đó, trước tiên là vì họ không để ý chí mai một. Câu nói "Sang năm về Jerusalem" đã trở thành lời cầu nguyện trước mỗi bữa ăn, lời chào từ biệt giữa những người Do Thái mất nước từ đời này sang đời khác.
Argentina chưa từng từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Falkland dù gần 200 năm đã trôi qua và hiện quần đảo đang nằm trong tay người Anh. Lịch sử Việt Nam cũng cho thấy dù có 1.000 năm Bắc thuộc hay 100 năm Pháp thuộc... đến cuối cùng ông cha ta cũng khôi phục lại được độc lập cho Việt Nam. Nhưng những điều đó thành hiện thực là do những nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi được nung nấu qua nhiều thế hệ.
Bởi vậy cho dù đó là công cuộc lâu dài, chúng ta không giây phút nào được trễ nải hay có suy nghĩ rằng hãy gác lại để thế hệ sau làm tiếp. Luật quốc tế hiện đại đòi hỏi danh nghĩa chủ quyền cần phải được duy trì liên tục. Chỉ cần có những hành động hay tuyên bố biểu lộ sự thiếu quan tâm đối với chủ quyền Hoàng Sa (và Trường Sa), Việt Nam sẽ bị mất đảo vĩnh viễn một cách hợp pháp. Trách nhiệm của mỗi thế hệ là bảo vệ toàn vẹn và làm mạnh hơn lập luận pháp lý của Việt Nam, giảm nhẹ gánh nặng cho con cháu của mình. Và danh dự của tổ quốc, trách nhiệm với tiền nhân và hậu thế không cho phép chúng ta tiếp tục để mất hẳn Hoàng Sa (TNO).
"Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Ngày nay, cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta để đòi lại Hoàng Sa chính là cuộc chiến về ý chí và trí tuệ. Mỗi người Việt Nam sẽ không bao giờ đầu hàng và không bao giờ chấp nhận từ bỏ Hoàng Sa vào tay ngoại bang.
Nói về huyện đảo Hoàng Sa
Huyện đảo Hoàng Sa được thành lập từ tháng 01/1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km).
Huyện bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, Đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến, Đá Tháp...
Sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm Hoàng Sa và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao đang lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 – chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
Tại cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Hội Khoa học Lịch sử chiều 30.12, ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử đã nêu băn khoăn của mình về chuỗi các sự kiện lịch sử chẵn năm trong năm 2014. Trong đó, có các sự kiện được ông cho là “tế nhị”, như: 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 – chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
“Nhiều cơ quan đặt rất nhiều câu hỏi với Hội Khoa học Lịch sử chúng tôi, năm nay sẽ kỷ niệm ra sao… Đề nghị Thủ tướng cho ý kiến để chúng tôi có thể điều hòa được tác động xã hội”, ông Dương Trung Quốc nói.
Về điều này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, ông cũng đã nhận được câu hỏi chất vấn của ông Quốc.
Trả lời trực tiếp tại Hội Khoa học Lịch sử, Thủ tướng cho biết: “Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định. Rồi còn biên giới Tây Nam thế nào. Chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm”.
Thủ tướng cũng cho biết hiện Bộ Ngoại giao đang soạn thảo đề án kỷ niệm sự kiện: biên giới phía Bắc, Hoàng Sa. “Kỷ niệm thế nào cho vừa đạt yêu cầu đối nội, vừa đạt yêu cầu đối ngoại. Đó cũng là lợi ích của nhân dân. Bộ Chính trị rất quan tâm đến việc kỷ niệm này” (Nguyentandung.org).
Ghé lại vài đảo tại Hoàng Sa
Cùng ngư dân cưỡi sóng Hoàng Sa
Thăm người lưu giữ ký ức Hoàng Sa...
Mãi mãi Hoàng Sa
Đất trời Hoàng Sa
Hoàng Sa, ngày ấy không quên...
Hoàng Sa từng được khảo sát du lịch từ năm 1925
....
Du lịch, GO!